Wednesday, December 3, 2008

Nhà báo Nguyễn Việt Chiến được đề cử giải thưởng của RSF

Nhà báo Nguyễn Việt Chiến của Việt Nam được đề cử lãnh giải thưởng của Hội Nhà Báo Không Biên Giới diễn ra ngày thứ Năm ngày 4 tháng 12.

Hội Nhà Báo Không Biên Giới cho hay khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình Shirin Ebadi sẽ đích thân trao tặng giải thưởng cho những người đoạt giải. Giải thưởng được chia thành 3 loại. Loại thứ nhất dành cho các nhà báo qua việc làm, lập trường có nguyên tắc và thái độ, chứng tỏ hậu thuẫn cho quyền tự do phổ biến thông tin. Loại thứ nhì dành cho các cơ quan truyền thông điển hình cho cuộc tranh đấu đòi quyền tự do thông tin cho quần chúng và quyền của người dân được thông báo về những sự cố xảy ra. Loại thứ ba dành cho những người bất đồng chính kiến, hay những blogger, bị cấm đoán bầy tỏ quan điểm của mình trên mạng.

Nhà báo Nguyễn Việt Chiến được đề cử trong loại thứ nhất, cùng với các nhà báo Moussa Kaka của Niger, Michel Kilo của Syria, Natalia Morar của Nga, J.S Tissainayagam của Sri Lanka và Ricardo Gonzales Alfonso của Cuba. Trong bản tuyên dương công trạng, Hội Nhà Báo Không Biên Giới mô tả ông Nguyễn Việt Chiến là một nhà báo chuyên về điều tra, làm việc cho nhật báo Thanh Niên ở Hà Nội, bị kết án hai năm tù trong phiên xử hồi tháng 10 năm 2008 vì những tội liên quan tới các bài tường thuật của ông về một vụ tai tiếng tham nhũng lớn xảy ra 2 năm trước đó.

Theo Hội Nhà Báo Không Biên Giới, ông Nguyễn Việt Chiến, 56 tuổi, đã bị phiên tòa kéo dài 2 ngày cho là đã lạm dụng quyền tự do dân chủ, gây phương hại tới quyền lợi của nhà nước. Được sự hậu thuẫn của các bạn đồng nghiệp bên ngoài tòa, ông Nguyễn Việt Chiến đã chống lại những lởi buộc tội này và nhấn mạnh rằng ông chỉ là một nhà báo chuyên nghiệp với mục tiêu duy nhất là phanh phui các vụ tham nhũng.

Theo Hội Nhà Báo Không Biên Giới, khi bị một công tố viên buộc tội tiết lộ bí mật nhà nước, nhà báo Nguyễn Việt Chiến trả lời rằng tin do cảnh sát cung cấp không còn là một bí mật nữa. Trước khi phiên tòa diễn ra, một trong những đồng nghiệp của nhà báo Nguyễn Việt Chiến cho hay điều xảy ra tại tòa sẽ chỉ là chuyện đem hai nhà báo vô tội ra xét xử, và phiên tòa chỉ nhắm đe dọa toàn bộ giới nhà báo mà thôi.

Vụ tai tiếng tham nhũng ông Nguyễn Việt Chiến điều tra liên quan tới một đơn vị của Bộ Giao Thông Vận Tải có tên là PMU18 bị cho là đã biển thủ ngân quỹ phát triển để cá độ các trận bóng đá. Hàng chục viên chức dính dáng vào vụ này. Lễ phát giải thưởng của Hội Nhà Báo Không Biên Giới sẽ diễn ra sáng thứ Năm 4 tháng 12 tại thủ đô Paris của Pháp.
Đảng Cộng sản Việt Nam
Việt Nam đã thay đổi nhiều, người dân đã hưởng được những quyền tự do kinh tế rộng lớn, đó là quyền tự do kinh doanh và tự do chọn lựa nguồn cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Người dân có quyền đi du lịch nước ngoài và được khuyến khích gửi con em du học. Họ ngày càng có khả năng để thực hiện cả hai giấc mơ này. Phần đông người dân đã có thể đón nhận truyền hình hay truyền tin ngoại quốc và vào được các trang web của nước ngoài.
Chính quyền vẫn tìm cách kiểm soát những đế tài mang tính cách chính trị và văn hoá. Các đại học kinh tế ngoại quốc được khuyến khích mở trường tại Việt Nam, nhưng có một chỉ thị quy định rằng các trường đều phải giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh cho tất cả sinh viên Việt nam. Các tiệm sách đều đầy dẫy những tác phẩm dịch từ tác giả như Mẹ Thérésa cho đến Jackies Collins, tuy nhiên quy định về diễn xuất (ban hành vào năm 2004) nghiêm cấm các diễn viên nhuộm tóc hay, thậm chí, đầu trần khi lên sân khấu.Tại Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào được nhìn nhận như nhân vật có quyền uy tối cao và quy tụ về mình chức vụ Chủ tịch nước, Tổng bí thư đảng và Chủ tịch quân ủy trung ương. Ngược lại, Việt Nam được quản lý theo nguyên tắc : Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cá nhân chủ nghĩa không được tán dương trừ trường hợp của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đảng cộng sản cũng đã gần như từ bỏ việc bách hại tôn giáo, mặc dù các nhà sư, các cha và tín đồ Cao Đài vẫn còn bị bắt giam vì hoạt động chính trị. Thật ra, nhà chức trách đang tuyên dương những đóng góp của tôn giáo cho xã hội, mặc dù chính quyền tiếp tục đòi quyền quyết định việc phong chức cho các lãnh đạo tôn giáo.
Cấp lãnh đạo đảng biết lòng căm phẫn của quần chúng về tình trạng tham nhũng là mối nguy lớn nhất cho việc họ tiếp tục cầm quyền. Phóng viên đã được khuyên nhủ nên chấm dứt điều tra về vụ tai tiếng trong Bộ giao thông vận tải nếu nó gây tác hại đến những nhân vật ở trên cấp bộ. Hai mươi năm sau, sinh hoạt chính trị của Việt Nam không sạch sẽ hơn. Dù sao giới báo chí Việt Nam cũng không thiếu tự do hơn đồng nghiệp tại Tân Gia Ba trong công tác đem ra ánh sáng dư luận những vụ tai tiếng của các ông lớn hoặc trong công tác bình luận về tình hình chính trị. Hệ thống luật pháp không đáng tin cậy và rất hỗn độn, cách thức tuyển chọn chánh án Việt Nam vẫn còn phải chịu ảnh hưởng của đảng cộng sản.
Chính quyền Việt Nam khẳng định không có tù nhân chính trị, mặc dù một số nhân vật bất đồng chính kiến hiện đang bị giam giữ chỉ vì họ cổ súy cho dân chủ. Trên phương diện này, Trung Quốc có một quá trình đáng sợ hơn, họ dùng toà án như công cụ chính trị và đối xử với người đối lập một cách thô bạo hơn.Chỉ cần một tai nạn kinh tế (làm trì trệ tiến trình cải thiện đời sống) là đủ để điều động người dân chống lại chế độ. Hơn nữa, khi người dân đã quen với những tự do kinh tế và biết thưởng thức sự giàu sang, tự do, họ sẽ khao khát được nhiều tự do chính trị hơn. Khác với người Thái, người Việt không là một dân tộc chỉ biết cúi đầu vâng dạ. Một ngày đẹp trời, khi mức độ chán chường đã quá tải, họ có thể đánh tan sợ hãi và ăn thua đủ với chính quyền, họ không nể trọng gì những nhân vật cầm quyền.
Nhóm bất đồng chính kiến mang tên Khối 8406 đã ra bản Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam. Một đảng lưu vong, Việt Tân, đã đưa người về nước thâu nạp đảng viên và khích động để có đổi thay. Một số thành viên về Việt Nam đã bị bắt và bị trục xuất. Khi ông Hoàng Minh Chính, lãnh tụ của một tổ chức khác mang tên đảng Dân Chủ Việt Nam và cũng là một trong những sáng lập viên Khối 0486, từ trần vào tháng 02.2008, hàng trăm nhà dân chủ Việt Nam đã về Hà Nội để viếng và đưa đám ông.
Vì đã nỗ lực tạo một tư thế đáng nể phục, lãnh đạo đảng sẽ rất khó phản ứng nếu lực lượng dân chủ Việt Nam được tăng cường sức mạnh. Có thể nào họ sẽ cho quân đội lệnh bắn vào thường dân nếu phải đương đầu với tình trạng tương tự như Thiên An Môn? Liệu quân đội có tuân thủ một mệnh lệnh như vậy? Cho đến nay, việc mà đảng đã làm là cho phép một số thảo luận về đề tài nên bỏ đi tên đảng để trở thành đảng Lao Động hay với một danh xưng nào khác. Đài Loan và Hàn Quốc, một đảng độc quyền vào thập niên 80 đã từng bước dân chủ hoá đất nước. Chính trường của hai quốc gia này có thể thô bạo. Nhưng tiến trình dân chủ hoá đã đưa hai nước này đến đỉnh cao của thịnh vượng và đỉnh cao của nền kinh tế kỹ nghệ. Đó là những gí Việt Nam mong muốn.
Đảng có đến 3.2 triệu đảng viên. Theo nhận xét của một học sinh, đảng viên được kết nạp từ những thành phần ưu tú nhất trong giới sinh viên. Nhưng những đảng viên này thường bị những người bạn cùng lớp dè bỉu vì những đặc quyền mà họ được ban phát. Có lẽ nỗi căm giận này xuất phát từ nạn lạm dụng tư thế đảng viên để móc nối và mưu cầu lợi ích cá nhân hơn là ước vọng phục vụ đất nước. Mọi việc trên có thể được xem như lạc quan tếu. Nhưng nếu đảng Cộng sản đã có khả năng biến một đất nước đổ nát vì chiến tranh, chia rẽ và nghèo nàn lạc hậu trở thành một Việt Nam thống nhất, thịnh vượng và, rồi cuối cùng là tự do dân chủ, thì chắc là họ sẽ được định công qua thùng phiếu.
Quyết Nghị của Quốc hội Châu Âu (15.10.2008)về Hiệp ước đối tác và hợp tác mới giữa Liên Âu - Việt Nam và vấn đề Nhân quyền

QUỐC HỘI CHÂU ÂU

- chiếu theo các Nghị Quyết trước đây về vấn đề Việt Nam,
- chiếu theo Hiệp ước Hợp tác năm 1995 giữa Liên hiệp Châu Âu và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
- chiếu theo Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết năm 1982,
- chiếu theo điều 108, chương 5, Quy chế Liên hiệp Châu Âu,
A. Vì rằng, cuộc thảo luận lần thứ hai giữa Liên hiệp Châu Âu và Việt Nam diễn ra tại Hà Nội tronghai ngày 20 và 21.10.2008,

B. Vì rằng, cuộc điều trần về Việt Nam , Lào và Cam Bốt do Phân ban Nhân quyền tổ chức hôm 25.8.2008,

C. Vì rằng, cuộc họp Đối thoại nhân quyền giữa Ba vị chủ tịch Liên hiệp Châu Âu [tiền nhiệm, đương nhiệm và sắp tới] với Việt Nam ấn định vào tháng 12.2008, D. Vì rằng, Điều 1 trong Hiệp ước Hợp tác giữa Liên hiệp Châu Âu và CHXHCNVN ấn định rằng "tôn trọng nhân quyền và những nguyên tắc dân chủ là nền tẳng cho việc hợp tác giữa hai bên là điều kiện của hiệp ước và cũng là yếu tố chủ yếu của Hiệp ước",

E. Vì rằng, tự do hội họp bị hạn chế nghiêm trọng : tháng 9.2008 chính quyền Việt Nam phát động cuộc đàn áp khắc nghiệt nhất trong nhiều thập niên qua đối với người Công giáo biểu tình ôn hòa tham gia cầu nguyện tại Hà Nội để đòi đất đai giáo sản bị chính quyền tịch thu,

F. Vì rằng, tự do báo chí bị hạn chế nghiêm trọng : trong năm 2008 nhiều ký giả Việt Nam bị bắt hay bị trừng phạt vì tường thuật nạn tham nhũng của giới quan chức, và, ngày 19.9.2008, Trưởng phòng Mỹ liên xã (AP), ông Ben Stocking bị bắt, bị công an đánh đập khi ông theo dõi cuộc biểu tình ôn hòa của người Công giáo Việt Nam tại Hà Nội,

G. Vì rằng, các dân tộc ít người miền thượng du Bắc Việt và Cao nguyên Trung phần luôn luôn là nạn nhân bị phân biệt đối xử, bị tịch thu đất đai, và bị vi phạm quyền tự do tôn giáo và văn hóa; vì rằng các tổ chức phi chính phủ độc lập cũng như các nhà báo không được tự do đến các vùng cao nguyên để chứng kiến thực trạng của những người Thượng, và đặc biệt thực trạng của những người Thượng hồi hương từ Cam Bốt; vì rằng hơn 300 người Thượng đã bị kết án tù từ năm 2001 do tham gia những hoạt động chính trị và tôn giáo ôn hòa,

H. Vì rằng, mặc Cộng đồng thế giới không ngớt kêu gọi liên tục, nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ (79 tuổi), đoạt Giải Nhân quyền Rafto năm 2006, từng nhiều lần bị bắt bỏ tù từ năm 1982 và hiện nay vẫn còn tiếp tục bị quản chế,

I. Vì rằng, chính quyền Việt Nam vẫn chưa chịu công nhận quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tổ chức Phật giáo lớn nhất tại Việt Nam.

J. Vì rằng, Việt Nam thiết lập những điều luật hạn chế quyền tự do vào mạng internet, thông qua việc kiểm tra và kiểm soát nội dung văn bản, và đã bắt giam những "nhà ly khai sử dụng Internet" với lý do dùng internet để phổ biến các quan điểm nhân quyền và dân chủ hay thảo luận dân chủ; vì rằng, ngày 10.9.2008, ông Nguyễn Hoàng Hải, nhà báo sử dụng mạng Blog cũng là người bảo vệ nhân quyền, được biết qua bút hiệu Điếu Cày, đã bị kết án tù,

K. Vì rằng, những thành viên thuộc dân tộc ít người Khmer (Khmer Krom) ở miền Nam Việt Nam, bị đàn áp tôn giáo, bị tịch thu đất đai, chính quyền còn bắt hoàn tục khoảng 20 Tăng sĩ Phật giáo Khmer krom vì họ tham gia cuộc biểu tình ôn hòa tháng 2.2007 kêu gọi cho tự do tôn giáo, trong số này năm người bị kết án tù, chính quyền Việt Nam quản chế Tăng sĩ Tim Sakhorn sau khi mãn hạn tù tháng 5.2008, và chính quyền còn bạo hành đối với nông dân khmers kroms khiếu kiện việc tranh cãi đất đai,

QUỐC HỘI CHÂU ÂU

1. Nhấn mạnh rằng cuộc đối thoại nhân quyền giữa Liên hiệp Châu Âu với Việt Nam phải đưa tới những cải thiện xác thực tại Việt Nam; yêu cầu Hội đồng Châu Âu và Ủy hội Châu Âu phải định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam, cần xét đến Điều 1 trong Hiệp ước Hợp tác ký kết năm 1995, qua đó công cuộc hợp tác đặt nền tảng trên sự tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền cơ bản;

2. Kêu gọi Ủy hội Châu Âu thiết lập các tiêu chuẩn minh bạch nhằm lượng định các dự án phát triển hiện hành tại Việt Nam để bảo đảm sự tương hợp với điều khoản liên quan đến nhân quyền và dân chủ;

3. Kêu gọi Ủy hội Châu Âu và Hội đồng Châu Âu, trong khuôn khổ thương thuyết đang diễn ra cho Hiệp ước đối tác và hợp tác mới, sẽ phải có một điều khoản rõ ràng, không nhập nhằng về nhân quyền và dân chủ phối hợp với một công cụ nhằm bảo đảm sự thực hiện điều khoản này, cũng như đề xuất với nhà cầm quyền Việt Nam nhu cầu chấm dứt hiện trạng vi phạm quy mô dân chủ và nhân quyền trước khi hoàn thành dạng bản Hiệp ước, và ĐẶC BIỆT YÊU SÁCH CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM :

- là thành viên Hội đồng Bảo an LHQ, hợp tác tích cực với cơ cấu Nhân quyền LHQ, bằng cách thỉnh mời đến Việt Nam Báo cáo viên Đặc nhiệm Bất bao dung Tôn giáo, mà chuyến điều tra cuối cùng tại Việt Nam thực hiện năm 1998, và Tổ Hành động Chống bắt bớ trái phép, mà chuyến điều tra cuối cùng tại Việt Nam thực hiện năm 1994; cũng như cho phép các viên chức LHQ, các Báo cáo viên đặc biệt được tự do thăm viếng mọi miền, kể cả miền Thượng du phía Bắc và Cao nguyên Trung phần, để gặp gỡ trao đổi riêng tư với những tù nhân chính trị và tôn giáo, cũng như với những người sắc tộc xin tị nạn từ Cam Bốt trở về Việt Nam;
- trả tự do tức khắc cho mọi cá nhân bị tù đày hay giam giữ vì lý do biểu tỏ ôn hòa chính kiến hay tôn giáo, đặc biệt là nhóm 300 người thượng Thiên chúa giáo, cũng như các Tăng sĩ Phật giáo khmers kroms, các nhà đấu tranh cho dân chủ, các Dân oan khiếu kiện quyền đất đai, các nhà ly khai sử dụng Internet, các nhà lãnh đạo công đoàn, các thành viên giáo xứ Công giáo, các tín hữu Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài;

- chấm dứt tức khắc việc quản chế Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cao Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Tăng sĩ Phật giáo khmer krom, Tim Sakhorn, được trả tự do tháng 5.2008 nhưng vẫn còn bị quản chế;

- cho phép các tổ chức tôn giáo độc lập được quyền sinh hoạt tôn giáo mà không bị chính quyền can dự, và để cho các tổ chức này được quyền tự do đăng ký trước các cơ quan công quyền nếu họ yêu sách; hoàn trả các giáo sản và chùa viện bị chính quyền Việt Nam tịch thu và phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất;

- bãi bỏ các luật pháp Việt Nam nhằm kết tội các nhà bất đồng chính kiến hay các hoạt động tôn giáo căn cứ theo khái niệm mơ hồ xâm phạm "an ninh quốc gia", để các luật pháp này không áp dụng cho những cá nhân sử dụng các quyền cơ bản của họ về tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do tín ngưỡng;
- chấm dứt sự kiểm duyệt và kiểm soát của chính quyền Việt Nam đối với các cơ quan truyền thông quốc gia, kể cả mạng lưới Internet và điện tử, và cho phép phát hành nhật báo và tạp san tư nhân, độc lập;

4. Ủy nhiệm Chủ tịch Quốc hội Châu Âu chuyển giao Quyết Nghị này đến Hội đồng Châu Âu, Ủy hội Châu Âu, cũng như đến các Chính phủ thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, Tổng Thư ký LHQ, Cao ủy Nhân quyền LHQ cũng như Chính phủ và Quốc hội Việt Nam.
Việt Nam liên tiếp ban hành quy định quản lý Internet và blog cá nhân.

Trong tháng 12/2008 văn bản khác dưới dạng thông tư sẽ ra đời để quản lý riêng loại hình blog. Việt Nam thật sự muốn kiểm soát hình thức thông tin trên blog. Chính Phủ ban hành Nghị Định 08/2008 liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tại Việt Nam. Nghị định này liệt kê một số hành vi bị cấm khi sử dụng Internet, trong đó có hành vi “chống lại nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.” Hội Thảo “Xây Dựng Thông Tư Về Hoạt Động Cung Cấp Thông Tin Trên Blog” ngày 27 tháng 11 vừa qua ngụ ý sẽ có một thông tư riêng, qui định các hoạt động liên quan đến blog.

Blog là do một người viết, và những điều người ấy viết có thể là cảm xúc cá nhân, những điều tai nghe mắt thấy, hoặc bình luận về các vấn đề xã hội. Đó không phải là bản tin. Mặc dầu một blog có thể đề cập đến vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng không thể gọi là bản tin, đó chỉ là cách suy nghĩ, nhìn nhận của duy nhất một cá nhân.

Sự xuất hiện của Internet góp phần vô hiệu hoá nỗ lực kiểm soát thông tin của chính quyền Việt Nam. Những thông tin, suy nghĩ xưa nay được xem là nhạy cảm thì càng ngày càng được chia sẻ trên Internet. Người dân ngày càng nhận biết blog là nguồn thông tin rất quý, là công cụ phát biểu ý kiến rất tốt. Blog là nơi mọi người có thể tham gia mà không bị sự cản trở của nhà nước. Blog là một sự tự do thông tin, tự do báo chí tốt tại Việt Nam hiện nay

Những tháng cuối năm 2007, phong trào thanh niên sinh viên biểu tình chống Trung Quốc trong vụ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một phần được khởi xướng và loan truyền trên Internet. Thời điểm ấy, một blogger nổi tiếng với bút danh Điếu Cày, hiện đang ở bị cầm tù tại Việt Nam, đã nhận định blog là một sự tự do thông tin.

Tình trạng thiếu tự do báo chí, đã khiến cho độc giả Việt Nam có nhu cầu tìm kiếm những thông tin khách quan, mà các tờ báo trong nước không có. Từ thực tế này, nhiều blogs đã nhanh chóng chuyển mình trở thành những tờ báo không chính thức. Nhiều bloggers thì đã biến thành những ký giả nhiệt thành, họ đăng tải tất cả những tin tức nhạy cảm mà giới truyền thông chính thức không thể làm được. Qua vụ Trung Quốc chiếm Hoàng Trường Sa và thành lập thành phố Tam Sa, các cuộc biểu tình của sinh viên thanh niên ở trong nước, thì ta thấy không một báo chí nào dám đăng, nhưng mà nhờ cộng đồng blog, mọi người đã biết rằng là sinh viên ở trong nước biểu tình trước tòa đại sứ và lãnh sự quán Trung Quốc để phản đối kế hoạch Tam Sa.

Nhiều tin tức thuộc loại nhạy cảm mà 700 tờ báo chính thức không đưa ra thì ở blog, mọi việc được phô bày ra hết. Từ vụ PMU18, đến những biểu tình tại Hồ Chí Minh và Thái Hà. Mỗi blogger là một nhà báo công dân, khi đưa thông tin lên blog tức đã để mọi người cùng được biết, mọi người cùng, dùng quyền công dân của mình để đòi hỏi Nhà nước thực hiện cho đúng chức năng mà luật pháp quy định.

Ngoài vai trò một tờ báo công dân, blog còn đã phát triển để trở thành một phòng họp vượt không gian, như trong thời gian chuẩn bị cho cuộc biểu tình phản đối kế hoạch Tam Sa của Trung Quốc, các bloggers đã dùng blog để thông báo cho nhau chương trình hành động và các điểm hẹn đã phải thay đổi liên tục vì nhu cầu bảo mật.

Việc quản lý blog sẽ rất khó thực hiện. kiểm duyệt hàng triệu trang blogs đòi hỏi một lực lượng hùng hậu khó ai có thể đáp ứng được. Nếu một blog bị cấm không cho xuất hiện, thì chỉ năm phút sau chủ nhân của blog này có thể cho ra đời một blog mới để tiếp tục viết một cách dễ dàng. Hệ thống chằng chịt của blog, và các tương quan chặt chẽ giữa các bloggers cùng quan điểm, họ sẽ có khuynh hướng liên kết với nhau trong các thái độ phản kháng nếu cần, và hỗ trợ nhau trong những thông tin và kiến thức kỹ thuật để tránh sự kiểm duyệt.

Các chính phủ cần phải hiểu rằng mọi kiểm duyệt trên mạng lưới toàn cầu đều không dễ thực hiện, vì cộng đồng dân mạng sẽ dùng hết tất cả sự hỗ trợ của kỹ thuật để vượt qua mọi chướng ngại trong mục đích bảo vệ cho tự do tư tưởng và tự do ngôn luận của họ.
Một cựu sĩ quan thời Xô-viết, người đã bắn rơi máy bay của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ ông McCain năm 1967 ở Việt Nam nói rằng ông lấy làm vui mừng khi thấy ông McCain thất cử trong cuộc chạy đua vào tòa Bạch Cung, theo tờ báo của Nga cho hay hôm thứ Hai ngày 17 tháng Mười Một năm 2008.

Ông McCain đã bị bắn rơi ở Hà Nội trong một phi vụ đánh bom ngày 26 tháng Mười năm 1967, và đã bị bắt sống bởi Bắc Việt. Ông đã trải qua năm năm rưỡi tù ở một trại tù binh chiến tranh được mệnh danh là Hanoi Hilton, và ông cho rằng ông đã bị tra tấn. Tình trạng bị giam cầm đã làm ông không thể đưa hai tay lên qúa đầu do vết thương trong khi bị bắn rơi. Mặc dù những người cai tù Việt Nam trước đây nói rằng họ đã tha thứ ông vì tội đánh bom, và ngay cả ủng hộ ông McCain trong mùa tranh cử tổng thống này. Quân đội Xô-viết đã từng phục vụ với phe cộng sản Bắc Việt trong hai thập niên 1960 và 1970.

Tuy nhiên, ông Trushyekin, hiện đang nằm chữa bệnh ở một bệnh viện tại thành phố St. Petersburg, Nga chẳng e ngại gì khi nói đến thời gian ông phục vụ trong những khu rừng gìa của vùng Đông Nam Á châu này. “Tôi đến Việt Nam trong thời còn có những đơn vị hỗn hợp với lính Việt Nam,” ông nói thêm là ông đã đến Việt Nam năm ông 28 tuổi để tham dự cuộc chiến tranh đánh Hoa Kỳ cùng với bộ đội Bắc Việt. Ông phục vụ như là một sĩ quan ở một đơn vị hỏa tiển.

Trong ngày định mệnh khi ông McCain bị bắn rơi, ông Trushyekin hồi tưởng lại tổ của ông lúc đó sẵn sàng rời nhiệm sở bảo vệ một cái cầu khi hai máy bay của Hoa Kỳ xuất hiện trong tầm nhìn."Việt Nam đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Cộng" lãnh đạo Việt Cộng đã nói thế. Có những bằng chứng là ngay chính lính Nga cộng và Tàu cộng cũng đã tham dự trong cuộc chiến VN. Tài liệu của Tàu cộng đã bật mí và ông Yuri này là một bằng chứng sống khác.

Cộng Sản Bắc Việt là những bù nhìn cho Nga Tàu. Đảng CSVN đã lấy sự hiện diện của lính Mỹ tại Việt Nam để khêu gợi lòng ái quốc của người dân, kêu gọi họ "chống Mỹ can thiệp vào VN". Trong khi đó thì lính Trung Quốc và lính Nga cũng có mặt tại VN nhưng đảng CSVN dấu dân chuyện này. Trong bài bản tuyên truyền của CSVN không để cho người dân thấy sự hiện diện của lính Trung Quốc và lính Nga tại VN.

Cả hai miền cùng phải nhận viện trợ của ngoại quốc nhưng CSVN thì xem việc miền Nam nhận viện trợ của Mỹ là làm tay sai cho Mỹ, là đánh thuê cho Mỹ. Trong khi đó việc CSVN nhận viện trợ của phe CS thì CSVN gọi là "sự giúp đỡ chí tình". Cùng là việc có mặt của lính ngoại quốc trên đất VN nhưng đảng CSVN dấu việc lính Trung Quốc và lính Nga sang VN đánh nhau, chỉ đưa ra việc lính Mỹ đến miền Nam để đổ cho Mỹ là xâm lăng. ông Hồ còn làm việc bậy tày trời là đem Hoàng Sa, Trường Sa dâng cho Trung Quốc để đổi lấy sự giúp đỡ của Trung Quốc mà đánh phe quốc gia.

Đem dâng đất cho ngoại bang để có phương tiện mà đánh nhau là đã không bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ rồi. Cuộc chiến Vietnam là một cuộc chiến mà phe tà thắng phe thiện. Cùng một nòi giống, nhưng con người cs quá tàn ác, dả man, tiêu diệt anh em mình. Đức Quốc Xả, Nhật Bổn, v.v., theo lịch sử rất tàn ác với ngoại bang, nhưng rất bênh vực đồng loại.

Đáng lẻ ra sau 1975, CSVN phải xây đài tưởng niệm tưởng nhớ chiến sỉ 2 miền Nam Bắc, bắc tay với anh em miền Nam xây dựng một đất nước phú cường như Tây Đức đả làm. Điều này cho chúng ta biết không CS nào cũng như nhau (100 triệu nạn nhân đả và đang tiếp tục làm tế thần cho CS vô thần).

Tượng đài tưởng nhớ hàng triệu đồng bào xấu số đả bỏ mình trên biển cả vì đó khát, vì bị hải tặc hảm hiếp giết chết, vì bị cướp bóc đánh đập tàn nhận, vì đa số những lý do nào khác trên đường đi tìm tự do -nhưng những tượng đài này đả bị đảng CSVN tàn phá - chứng minh rỏ ràng CSVN là lủ ma cô tàn nhẫn nhất trong lịch sử nhân loại. Chỉ có ma quỷ mới có thể làm những chuyện động trời như VC vô thần, bán nước.ài Tưởng niệm nạn nhân cộng sản

Đài Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản (Victims of Communism Memorial ) khánh thành ngày 12, tháng 6 năm 2007 tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ. Đài Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản của Tiệp Khắc (Memorial to the victims of Communism – Prague ). Viện Bảo tàng Nạn nhân Cộng sản của Lỗ Ma Ni ( Memorial Museum of the Victims of Communism – Sighet, Romania). Tượng Nữ Thần Dân Chủ ( Godness of Democracy ) đã được các sinh viên Trung Quốc dựng nên trong cuộc biểu tình năm 1989 tại Thiên An Môn. Bức tượng đã từng chứng kiến máu những người vô tội đổ xuống trước họng súng man rợ của kẻ cầm quyền. Và từ đó tượng đã được dựng nên ở nhiều nơi như một lời hiệu triệu cho dân chủ.

Ước lượng có trên 100 triệu người đã chết trong những trại tập trung của Liên Xô, trong cuộc Cách Mạng Nhảy Vọt của Mao Trạch Đông, dưới chế độ Pol Pot, trong trong trại tù cải tạo và hành trình vượt biển của người Việt Nam, và còn trong rất nhiều vụ tàn sát đẫm máu khác. Tượng Nữ Thần Dân Chủ của các sinh viên Thiên An Môn đã được chọn. Vị nữ thần này sẽ nhắc nhở rằng một cuộc tàn sát đẫm máu mà cả thế giới tưởng rằng không thể xảy ra.

Tam Sa

Tam Sa

Tam Sa bao gồm các quần đảo Tây Sa, Hoàng Sa và Trường Sa, là tên của một đơn vị hành chánh cấp huyện được Quốc Vụ Viện Trung cộng thành lập ngày 2-12-2007. Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa vào tháng giêng năm 1974, khiến 58 binh sĩ QLVNCH anh dũng hy sinh.

Năm 1979, trong trận chiến biên giới, Trung cộng di dời nhiều cột mốc vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam, chiếm cứ nhiều cao điểm. Núi Đất thuộc huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang đã trở thành Lão Sơn của Trung cộng, Núi Bạc thuộc huyện Yên Minh, nay là giải Âm Sơn thuộc Trung cộng. Tại Lạng Sơn, các dãy 820, 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định cũng đã thuộc về Trung cộng.

Tháng 2 năm 1988, Trung cộng xua chiến hạm đánh chiếm một số đảo của quần đảo Trường Sa, giết hại 74 bộ đội hải quân cộng sản. Cuối thập niên 1990, và cuối năm 2000, Trung cộng buộc CSVN ký kết những hiệp ước phân định biên giới trên bộ và trên biển, làm thiệt hại của Việt Nam nhiều vùng đất phiá bắc, và trên 11.000 cây số vuông trong vịnh Bắc Việt.

Bắc Kinh in lại bản đồ ghi rõ Hoàng Sa Trường Sa thuộc về Trung cộng. Hải quân Trung cộng ngang nhiên bắt giữ và giết hại ngư phủ Việt Nam, hăm dọa và xua đuổi những nhà thầu quốc tế ký hợp đồng với Việt Nam để thăm dò dầu khí. Việc thành lập Tam Sa chỉ là sự kết thúc của một giai đoạn, giai đoạn mà Trung cộng với sự tiếp tay của chư hầu CSVN (Phạm Văn Đồng bán nước từ thập niên 1950 với công hàm bán nước) đã làm chủ nhiều vùng lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam.

Thanh niên sinh viên trong nước đã đứng lên biểu tình chống Trung cộng trước cổng dinh thái thú Trung cộng tại Sài Gòn và Hà Nội, khi biết tin Trung cộng thành lập Tam Sa, những ngày 9 và 16 tháng 12-2007 đã trở thành những ngày lịch sử của tuổi trẻ Việt Nam, họ bất chấp sự đàn áp của công an. Việc bảo toàn lãnh thổ sẽ là bất khả khi Việt Nam còn bị cai trị bởi chế độ độc tài. Một chế độ độc tài như CSVN không thể huy động sức mạnh của toàn khối dân tộc để chống trả với ngoại xâm.

Sau ải Nam Quan, sau thác Bản Giốc, sau Hoàng Sa, Trường Sa, những địa danh nào sẽ từ từ biến mất trên bản đồ Việt Nam, Việt Nam phải đương đầu nguy cơ mất nước. Việc lên tiếng xác định chủ quyền là nỗ lực vô cùng quan trọng, khi nhà nước cộng sản vì khiếp nhược nên đã lặng câm. Họ còn tìm cách viện dẫn sai lạc những bài học lịch sử để che đậy cho thái độ khiếp nhược cố hữu.

Tuesday, December 2, 2008

Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Nguyễn Ái Quốc

Hồ Chí Minh đã sống độc thân suốt thời gian dài lâu nhưng hoàn toàn không phải người suốt đời không lấy vợ. Hồ Chí Minh từng có một giai đoạn sống trong hôn nhân chính thức. Ðó là vào thời kì những năm 20 đầu thế kỉ XX khi người tiến hành công tác cách mạng tại Quảng Châu, Trung Quốc. Vào tháng 10 năm 1926, Hồ Chí Minh từng lấy cô gái Quảng Châu Tăng Tuyết Minh làm vợ, đã cử hành hôn lễ, sau khi cưới đã chung sống với nhau hơn nửa năm. Vào tháng 5 năm 1927, sau khi rời Quảng Châu, Hồ Chí Minh đã mất liên lạc với vợ và từ đó không thể gặp lại nữa.

Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Quốc của Hồ Chí Minh, quê ở huyện Mai tỉnh Quảng Ðông, sinh tháng 10 năm 1905 ở thành phố Quảng Châu. Thân phụ của Tuyết Minh là Tăng Khai Hoa, thời trẻ một mình đến Ðàn Hương Sơn (Hono-lulu) lúc đầu làm công, sau buôn bán ; khi tích luỹ được ít vốn liếng, trở về nước tiếp tục buôn bán, gia cảnh khấm khá, vui vẻ. Người vợ đầu của ông Tăng Khai Hoa họ Phan, sinh được hai trai một gái. Sau khi bà Phan bị bệnh mất, ông lấy bà vợ kế họ Lương là người huyện Thuận Ðức sinh được 7 cô con gái nữa.

Tăng Tuyết Minh là con út, bởi vậy những người quen biết Tăng Tuyết Minh thường gọi cô là " cô Mười ". Khi cô 10 tuổi thì người cha qua đời, để lại một chút bất động sản. Bà Lương thị cùng Tuyết Minh sống qua ngày nhờ vào tiền thuê nhà, gia cảnh không được như trước. Năm 1918, mới 13 tuổi, Tuyết Minh đã bắt đầu theo chị là Tăng Tuyết Thanh, một y sĩ sản khoa, học việc hộ lí và đỡ đẻ. Ðầu năm 1923, người chị ấy đưa Tăng Tuyết Minh đến Phiên Ngu để học Cao đẳng tiểu học. Nửa năm sau, Tăng Tuyết Thanh chẳng may lìa đời, Tăng Tuyết Minh mất đi nguồn chu cấp, ngay tháng 7 năm ấy phải vào trường Hộ sinh Quảng Châu học tập. Tháng 6 năm 1925, Tăng Tuyết Minh tốt nghiệp trường trợ sản, được ông hiệu trưởng giới thiệu đến trạm y tế La Tú Vân làm nữ hộ sinh. Chính thời gian này Tăng Tuyết Minh làm quen với Hồ Chí Minh lúc ấy đang tiến hành công tác cách mạng ở Quảng Châu.

Tháng 11 năm 1924, Hồ Chí Minh từ Mạc Tư Khoa đến Quảng Châu, lấy tên là Lý Thuỵ, làm việc tại phòng phiên dịch của cố vấn Borodin, thuộc Hội Lao Liên của Tôn Trung Sơn, trú ngụ tại nhà hàng của ông Bào tại quảng trường Ðông Hiệu. Sau những giờ làm công tác phiên dịch, Hồ Chí Minh dành nhiều thì giờ và tâm sức vào công việc liên kết và tổ chức các chiến sĩ cách mạng Việt Nam, sáng lập tổ chức cách mạng Việt Nam, huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam trong công tác. Trong thời gian ấy, những thanh niên cách mạng Việt Nam đến Quảng Châu trước như Hồ Tùng Mậu, Lâm Ðức Thụ đều trở thành trợ thủ đắc lực cho Người. Lâm Ðức Thụ cùng người vợ Trung Quốc của ông là Lương Huệ Quần chính là ông mối bà mối cho cuộc hôn nhân của Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh.

Lâm Ðức Thụ vốn tên là Nguyễn Công Viễn, người huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Việt Nam, sinh năm 1890 (cùng tuổi với Hồ Chí Minh). Hồ Chí Minh cùng với gia đình Lâm Ðức Thụ có thể nói là chỗ giao hảo nhiều đời. Hai người quen biết nhau từ thuở thiếu thời, lại cùng chí hướng. Năm 1911, Hồ Chí Minh đến châu Âu tìm chân lí cách mạng, gần như đồng thời, hưởng ứng lời hiệu triệu của nhà chí sĩ chống Pháp lão thành Phan Bội Châu, Lâm Ðức Thụ muốn Ðông du qua Nhật, nhưng khi nổ ra Cách mạng Tân Hợi, Phan Bội Châu tới Trung Quốc, sáng lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu, Lâm Ðức Thụ theo Phan Bội Châu đến Quảng Châu và gia nhập hội đó. Ðầu năm 1922, một số thanh niên nhiệt huyết trong Việt Nam Quang phục hội cảm thấy thất vọng về cánh già bảo thủ nên đã li khai Quang phục hội để lập ra một đoàn thể cấp tiến hơn là Tâm tâm xã. Sau khi đến Quảng Châu, Hồ Chí Minh rất nhanh chóng liên hệ được với Tâm tâm xã và quyết định cải tạo tổ chức này thành một tổ chức cách mạng chân chính của giai cấp vô sản Việt Nam. Hồ Chí Minh vốn quen biết Lâm Ðức Thụ từ trước nên ở Quảng Châu Người coi Lâm là cốt cán có thể tin cậy.

Lâm Ðức Thụ hoạt động ở Quảng Châu một thời gian khá lâu. Ở đây ông đã lấy cô gái Trung Quốc Lương Huệ Quần làm vợ. Mẹ của Lương Huệ Quần là một thầy thuốc đã mở tại thành phố Quảng Châu một dịch vụ y tế. Lương Huệ Quần có làm công tác y tá tại đó. Năm 1925, Tăng Tuyết Minh tốt nghiệp trường Bảo sinh trợ sản, qua sự giới thiệu của ông hiệu trưởng đã tới cơ sở dịch vụ y tế của mẹ Lương Huệ Quần làm cô đỡ nên đã nhanh chóng quen biết với Lương Huệ Quần và trở nên thân thiết. Lương Huệ Quần lớn hơn Tăng Tuyết Minh 3 tuổi nên cô thường gọi là " chị Quần ", hai cô đối xử với nhau như chị em ruột.

Lâm Ðức Thụ sau năm 1927 đã từng bước phản bội, li khai hàng ngũ cách mạng Việt Nam làm không ít điều nguy hại cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Nhưng tại thời điểm mấy năm Hồ Chí Minh mới đến Quảng Châu thì ông ta cũng là một thanh niên cách mạng hăng hái có triển vọng. Hồ Chí Minh chẳng những được Lâm Ðức Thụ phối hợp và chi viện trong công tác mà còn được Lâm giúp đỡ cả về mặt kinh tế. Hồ Chí Minh thậm chí đã đem cả chuyện trăm năm của mình phó thác cho Lâm Ðức Thụ. Mùa hè năm 1926, Hồ Chí Minh đề xuất với Lâm Ðức Thụ rằng do việc công quá bận rộn, anh cũng muốn tìm một cô gái Trung Quốc để tiện trong cuộc sống nơi cư trú có người chăm sóc. Lâm Ðức Thụ cùng với vợ là Lương Huệ Quần bàn bạc thấy Tăng Tuyết Minh là đối tượng thich hợp bèn giới thiệu cho Tăng Tuyết Minh và Hồ Chí Minh làm quen với nhau.

Hồ Chí Minh sau khi gặp mặt Tăng Tuyết Minh đã rất có cảm tình với cô gái Quảng Châu có gương mặt trái xoan, da trắng nõn điềm đạm, đoan trang, thông minh, sáng dạ, vì vậy sau giờ làm thường hẹn gặp và trò chuyện với cô. Nơi gặp gỡ thường là nhà Lương Huệ Quần. Cảm tình của đôi bên ngày càng sâu sắc, nhanh chóng đi đến trao đổi về hôn lễ. Thời gian này Hồ Chí Minh thường đưa Tăng Tuyết Minh đến nhà hàng của ông Bào để gặp phu nhân họ Bào và tranh thủ ý kiến của bà về việc hôn nhân của họ. Phu nhân họ Bào nhiệt liệt tán thành việc kết hôn của họ. Thế nhưng bà mẹ Tăng Tuyết Minh ngay từ đầu không đồng ý cuộc hôn nhân này vì thấy Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng phiêu lưu bạt xứ, ở không định nơi, con gái lấy người như vậy rồi sẽ khổ đau một đời.

Ðúng vào lúc ấy người anh hai của Tăng Tuyết Minh là Tăng Cẩm Tương, sau một thời gian sang Mỹ học tập đã trở về Quảng Châu.Anh gặp Hồ Chí Minh và thuyết phục bà mẹ đồng ý với cuộc hôn nhân này.

Hồ Chí Minh gặp Tăng Tuyết Minh luôn luôn. anh động viên Tuyết Minh thôi việc nữ hộ sinh ở cơ sở dịch vụ y tế và tham gia học tập ở một lớp huấn luyện vận động phụ nữ. Lúc ấy Ban phụ vận của Trung ương Quốc dân đảng Trung Quốc do Hà Hương Nghi chủ trì, đang dự định mở một cơ sở huấn luyện vận động phụ nữ tại Quảng Châu nhằm bồi dưỡng cán bộ phụ nữ trong nước. Hồ Chí Minh thông qua sự quen biết trực tiếp với các vị Chu Ân Lai, Ðặng Dĩnh Siêu, Lí Phú Xuân, Thái Sướng, xin được hai suất cho Tăng Tuyết Minh và Lương Huệ Quần cùng vào học lớp huấn luyện vận động phụ nữ. Kì ấy, lớp khai giảng ngày 16 tháng 9 năm 1926 và kết thúc vào ngày 16 tháng 3 năm 1927, thời gian học tập là nửa năm. Quảng Châu thời ấy là trung tâm của cách mạng Trung Quốc. Trong quá trình lớp huấn luyện phụ vận tiến hành, người ta chẳng những đã mời không ít các đồng chí có trách nhiệm của Ðảng cộng sản Trung Quốc đến giảng mà còn tổ chức cho học viên tham gia các hoạt động xã hội. Nhờ được học tập, quả nhiên Tăng Tuyết Minh tiến bộ rất nhanh, trong khoá học, được bạn đồng học là Trịnh Phúc Như giới thiệu, cô đã gia nhập Ðoàn Thanh niên xã hội chủ nghĩa.

Do Hồ Chí Minh lại thúc giục nên hôn lễ của hai người đã được cử hành vào tháng 10 năm 1926. Lúc ấy Hồ Chí Minh 36 tuổi, còn Tăng Tuyết Minh 21. Ðịa điểm tổ chức hôn lễ là nhà hàng Thái Bình trước Ty Tài chính ở trung tâm thành phố. Ðó cũng là địa điểm mà một năm trước đấy Chu Ân Lai và Ðặng Dĩnh Siêu mời khách đến dự lễ kết hôn của mình. Tham dự hôn lễ có phu nhân Bào La Ðình, Thái Sướng, Ðặng Dĩnh Siêu và một bộ phận học viên khoá huấn luyện phụ vận. Phu nhân họ Bào tặng một lẵng hoa tươi.

Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh tạm trú trong Tổng bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội, vốn là nơi nghỉ ngơi của Hồ Chí Minh. Lúc ấy, Hồ Chí Minh đang chủ trì khoá huấn luyện chính trị đặc biệt thứ III của Việt Nam, do học viên khá đông nên địa điểm học tập đã chuyển từ Tổng bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội đến phố Nhân Hưng ở đường Ðông Cao. Mấy ngày sau Hồ Chí Minh và Tăng Tuyết Minh dọn đến trú ngụ ở quán của ông Bào, lúc đầu dùng bếp tập thể, sau tự nấu nướng. Hồ Chí Minh bận rộn công tác, mọi việc nhà đều do Tăng Tuyết Minh quán xuyến. Cô chăm sóc chu đáo mọi sự ăn uống, sinh hoạt thường ngày của Hồ Chí Minh, giúp cho anh từ tuổi 21 đã xa nhà bôn tẩu, làm " kẻ phiêu diêu " góc bể chân trời, thì nay sau 15 năm lại có được cảm giác ấm áp " ở nhà mình ". Hồ Chí Minh rất mãn nguyện về cô vợ Trung Quốc của mình. Sau ngày cưới, Hồ Chí Minh từng nhiều lần đàm đạo với Lâm Ðức Thụ, Lương Huệ Quần về vợ mình, đều nói rõ điều đó.

Ngày 12 tháng 4 năm 1927, mới nửa năm sau khi Hồ Chí Minh với Tăng Tuyết Minh kết hôn, Tưởng Giới Thạch phản bội cách mạng, phát động cuộc chính biến phản cách mạng tại Thượng Hải, tình thế ở Quảng Châu cũng chuyển biến theo. Trước đó, chính phủ Quốc dân đã rời tới Vũ Hán. Trụ sở của đoàn cố vấn Lao Liên cũng rời tới Vũ Hán. Và tất nhiên, Hồ Chí Minh cũng phải chuyển đến Vũ Hán.

Do Tưởng Giới Thạc phản bội, thành Quảng Châu rơi vào giữa một cuộc khủng bố trắng. Sau khi chia tay với Hồ Chí Minh, Tăng Tuyết Minh một mình về sống với mẹ và những người thân. Trong hai năm, từ tháng 7 năm 1927 đến tháng 6 năm 1929, Tăng Tuyết Minh vào trường Anh văn Kiêm Bá và trường Trung học nữ sinh Tân Á học tập. Thời gian đầu, cô còn giữ được liên hệ với một số đồng chí cách mạng quen biết ở cơ sở huấn luyện phụ vận. Về sau do Quốc dân đảng ngày càng đàn áp tàn bạo các đảng viên cộng sản, các đồng chí mà Tăng Tuyết Minh quen biết đều rời Quảng Châu, mối liên hệ về tổ chức của cô với đoàn viên Ðoàn Thanh niên xã hội chủ nghĩa Trung Quốc cũng bị gián đoạn. Tháng 7 năm 1929, Tăng Tuyết Minh rời Quảng Châu, về quê nhà của mẹ ở Thuận Ðức, làm nữ hộ sinh tại một trạm y tế tư ở thị trấn Lặc Lưu. Ðầu năm 1930, cô lại chuyển đến làm nữ hộ sinh ở y xá Quần An của Dư Gia Viên, thị trấn Lạc Tòng, huyện Thuận Ðức.

Thời gian này, Hồ Chí Minh có hai lần nhờ người mang thư và gửi thư liên hệ với Tăng Tuyết Minh, nhưng đều không kết quả. Sau khi đến Thái Lan, Người lấy tên là Ðào Cửu, tiến hành công tác tuyên truyền và tổ chức cách mạng trên đất Thái Lan.

Thư của Nguyễn ái Quốc (Lý Thuỵ) gửi Tăng Tuyết Minh, bị Mật thám Ðông Dương chặn được ngày 14.8.1928, hiện tàng trữ tại C.A.O.M. (Aix en Pro-vence). Xuất xứ : Daniel Hémery, HOCHIMINH De L'Indochine au Vietnam, Gallimard, Paris 1990, tr.145. Không rõ người mang thư sơ suất, hay là anh ta vốn dĩ không thể tin cậy, mà bức thư đó đã nhanh chóng lọt vào tay cơ quan mật thám Pháp ở Ðông Dương, cuối cùng thành vật lưu trữ tại Cục hồ sơ can án quốc gia của nước Pháp. Năm 1990, trong dịp kỉ niệm 100 năm sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhà xuất bản Gallimard ở Pháp đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - từ Ðông Dương đến Việt Nam, giữa tranh ảnh minh hoạ trong sách có bản in chụp bức thư bằng Trung văn nói trên của Hồ Chí Minh gửi cho vợ, với những dòng thuyết minh : “ Thư của Nguyễn ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) viết cho vợ.Chuyển tới cơ quan đặc vụ Ðông Dương ngày 14 tháng 8 năm 1928 ”.

Một tác giả tên là Bùi Ðình Kế trên báo Nhân Dân của Việt Nam, số ra ngày 19 tháng 5 năm 1991 đã dẫn lại bức thư đó trong bài nhan đề Về một tài liệu liên quan sinh hoạt cá nhân của Nguyễn Ái Quốc. Bài báo đã phân tích và phỏng đoán bức thư đó liệu có phải của Hồ Chí Minh hay không. Tuy nhiên, đã không đưa ra được kết luận rõ ràng. Thực ra, bức thư đó chính xác là do Hồ Chí Minh viết. Một là, đối chiếu với những thư cảo Trung văn của Hồ Chí Minh thì bức thư đó hoàn toàn ăn khớp với bút tích của người. Hai là, lúc Hồ Chí Minh viết bức thư đó cách thời điểm chia tay với Tăng Tuyết Minh đúng là hơn một năm như nói ở trong thư. Ba là, tên kí dưới thư thuỴ đúng là bí danh Hồ Chí Minh dùng trong thời gian ở Quảng Châu. Bốn là, Tăng Tuyết Minh từ nhỏ mất cha, chỉ có mẹ lúc ấy còn sống, và Hồ Chí Minh nắm rõ điều đó, nên trong thư chỉ vấn an nhạc mẫu. Căn cứ những điều trên, bức thư đó do Hồ Chí Minh viết, không còn nghi ngờ gì nữa. Thư viết xong đã rơi vào tay mật thám Pháp, đó là điều Hồ Chí Minh đã không thể lường trước được.
Lúc ấy, Hồ Chí Minh công tác ở Thái Lan đến tận tháng 11 năm 1929. Sau đó, Người được Quốc tế Cộng sản cử đến Hương Cảng, triệu tập hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản. " Hội nghị thống nhất " đã khai mạc tại Hương Cảng ngày 3 tháng 2 năm 1930, chính thức tuyên bố thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam. Sau hội nghị, tháng 3 năm đó Hồ Chí Minh trở lại Thái Lan, tháng 4 lại đến Hương Cảng. Sau, nhiều lần lại từ Hương Cảng đến Thượng Hải, tiến hành công tác tuyên truyền và tổ chức cách mạng trong Việt kiều tại tô giới Pháp ở Thượng Hải. Lúc ấy, các đảng viên cộng sản Việt Nam Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Lương Bằng... cũng đang hoạt động trong Việt kiều ở Thượng Hải. Ðầu tháng 5 năm 1930, Hồ Chí Minh lại viết một bức thư nữa từ Thượng Hải gửi Tăng Tuyết Minh. Bức thư này gửi qua Quảng Châu cho Tăng Tuyết Minh lúc ấy đang làm nữ hộ sinh ở cơ sở dịch vụ y tế tại Gia Dư Viên, thị trấn Lặc Lưu, huyện Thuận Ðức. Nội dung yêu cầu Tăng Tuyết Minh mau mau đến Thượng Hải đoàn tụ. Trong thư có hẹn kì hạn và nói rõ nếu quá hạn đó mà Tăng Tuyết Minh không đến sẽ đành một mình xuất ngoại. Thế nhưng, với cả bức thư này nữa, cũng đã xảy ra chuyện ngoài ý muốn, Tăng Tuyết Minh cũng không sao nhận được. Tài liệu hồi ức do Tăng Tuyết Minh viết cũng như lời kể lại của bà qua thư từ trao đổi với tác giả bài này đều nói tới hoàn cảnh của sự cố này.

Tháng 7 năm 1929 Tăng Tuyết Minh sau khi đã rời Quảng Châu, làm nữ hộ sinh ở trạm y tế của bác sĩ Dư Bác Văn mới mở ra ở thị trấn Lặc Lưu, huyện Thuận Ðức, đến cuối năm. Ðầu năm sau, cô lại chuyển đến làm nữ hộ sinh tại y xá Quần An của Sa Khiếu ở thị trấn Lạc Tòng cũng huyện Thuận Ðức. Bức thư của Hồ Chí Minh chuyển đến cho trạm y tế của Dư Bác Văn ở thị trấn Lặc Lưu thì lúc ấy Tăng Tuyết Minh đã rời đi rồi. Trưởng trạm y tế Dư Bác Văn chẳng những không kịp thời chuyển thư đến Tăng Tuyết Minh mà ngược lại còn tự ý mở thư trước mặt vợ mình, lại còn gọi thêm cả nữ y sĩ Hoàng Nhã Hồng, xem trộm nội dung thư, sau đó đem đốt đi. Nửa năm sau khi xảy ra chuyện đó, Tăng Tuyết Minh trở lại Quảng Châu thăm mẹ và nhận lời mời đến dự lễ khai trương cơ sở y tế tại nhà một bạn đồng học cũ. Tại đây cô bất ngờ gặp laại nữ y sĩ HoàngNhã Hồng, người đã từng làm việc cùng tại thị trấn Lặc Lưu, huyện Thuận Ðức. Nữ y sĩ đó đã đem toàn bộ sự việc tuôn ra hết ngọn ngành. Lúc ấy so với thời hạn Hồ Chí Minh hẹn gặp nhau ở Thượng Hải thì đã qua nửa năm. Tăng Tuyết Minh chỉ còn biết kêu khổ khôn nguôi, nuốt nước mắt vào lòng. Như vậy con người kia đã gieo tại hoạ khiến Tăng Tuyết Minh mất đi cơ hội được trở lại bên chồng, cũng gây cho cô một bi kịch suốt đời trong tương lai.

Ðến cuối năm 1931, Tăng Tuyết Minh cũng có được một cơ hội gặp Hồ Chí Minh nhưng lại là tại toà án của nhà đương cục Anh ở Hương Cảng xét xử Hồ Chí Minh. Tăng Tuyết Minh chỉ có thể nhìn thấy Hồ Chí Minh từ rất xa, còn Hồ Chí Minh thì hoàn toàn không biết vợ mình có mặt tại toà. Cuối những năm 20 - đầu 30 hoàn cảnh của các nhà cách mạng Việt Nam hoạt động tại Hương Cảng rất tồi tệ. Trong hàng ngũ cách mạng có kẻ phản bội, các cơ sở bí mật bị phá hoại, chính quyền thực dân Pháp và nhà đương cục Anh ở Hương Cảng cấu kết với nhau bắt bớ các chiến sĩ cách mạng. Hồ Tùng Mậu bị các nhà đương cục Anh bắt rồi giao cho mật thám Pháp " dẫn độ " về Việt Nam giam cầm. Hồ Chí Minh cũng bị các nhà đương cục Anh bắt ngày 5-6-1931, lí do là làm tay sai cho hội Lao Liên, âm mưu tiến hành hoạt động phá hoại tại Hương Cảng. Sau khi Hồ Chí Minh bị bắt, Quốc tế Cộng sản thông qua hội Chữ thập đỏ quốc tế kêu gọi cứu giúp. Tổ chức đó lại mời một luật sư tiến bộ người Anh ở Hương Cảng là ông Loseby bào chữa cho Hồ Chí Minh. Sau vài tháng bị giam giữ, Hồ Chí Minh bị đưa ra xét xử. Lần này đến Hương Cảng, Người lấy bí danh là Tống Văn Sơ. Nhưng sau khi bị bắt nhà đương cục Anh đã phát hiện đó chính là Lý Thuỵ, cũng tức là Nguyễn Ái Quốc. Lúc ấy rất nhiều báo Hương Cảng đưa tin. Cùng thời gian này, thân mẫu Tăng Tuyết Minh đang bị bệnh. Cô cùng mẹ đến Hương Cảng trú tại cơ sở chữa bệnh của anh cả là Tăng Cẩm Nguyên. Ðọc được tin toà sẽ xét xử chồng mình là Lý Thuỵ liền nhờ bạn bè cũ cùng đến toà. Người đến dự thính xét xử rất đông. Tăng Tuyết Minh phải ngồi nghe cách xa phòng xử án. Nhìn thấy hình dáng tiều tuỵ của người chồng xa cách đã năm năm mà lòng khôn ngăn trăm mối ngổn ngang. Nhưng do khoảng cach khá xa, lại giữa toà ánm vợ chồng chẳng những vô phương trò chuyện mà Hồ Chí Minh thậm chí chắc chắn không hề biết Tăng Tuyết Minh đang ở trước mắt mình. Tăng Tuyết Minh muốn đến thăm nom nhưng có lời truyền ra rằng đây là một trọng phạm chính trị không được phép thăm hỏi, gặp gỡ. Tăng Tuyết Minh hỏi dò nhiều nơi và biết được rằng hội Hồng thập tự quốc tế và luật sư Loseby đang tìm cách cứu Hồ Chí Minh, tình cảnh có lẽ cũng sẽ chuyển biến, đành cùng thân mẫu trở về Quảng Châu, lòng hoang mang không biết làm sao.
Tháng 2 năm 1932, thân mẫu Lương thị của Tăng Tuyết Minh bệnh nặng qua đời, hưởng thọ 76 tuổi. Tăng Tuyết Minh chuyển đến công tác ở y xá Quần An ở huyện Ðông Hoàn, vốn là cơ cấu phân chi của y xá Quần An huyện Thuận Ðức, vẫn làm nữ hộ sinh. Lúc này, cha mẹ cô đều đã mất, anh em đông nhưng người thì đi xa, người thì chết sớm, Tăng Tuyết Minh côi cút độc thân, thật là buồn khổ. Năm 1943, sau tiết xuân, thầy giáo cũ là Trương Tố Hoa mở tại đường Long Tân ở Quảng Châu một phòng chẩn trị, có lời mời Tăng Tuyết Minh đến giúp sức. Cô bèn xin thôi việc ở Ðông Hoàn, đến phòng chẩn trị của Trương Tố Hoa làm nữ hộ sinh và làm việc ở đó cho đến tận ngày (Trung Quốc) giải phóng. Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, chính phủ tiến hành cải tạo và chỉnh đốn các cơ sở kinh tế tư nhân, thành lập các trạm vệ sinh bảo vệ sức khoẻ tại các khu. Tăng Tuyết Minh hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ, đã đến công tác tại trạm số 8 ở khu vực phía Tây.

Về sau trạm này đổi gọi là Viện Vệ sinh Kim Hoa (nay là Viện Y học Trung y khu Lệ Loan). Tăng Tuyết Minh công tác ở đó, hành nghề nữ hộ sinh đến tận năm 1977 khi về hưu.
Thế là từ sau lần trông thoáng thấy chồng ở Hương Cảng, không bao giờ Tăng Tuyết Minh gặp lại Nguyễn Ái Quốc nữa. Theo tác giả Hoàng Tranh, tháng 5-1950, thấy hình Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Nhân dân Nhật báo cùng với tóm tắt tiểu sử, bà tin chắc Hồ Chí Minh chính là chồng mình, nhất là sau khi tìm mua được cuốn Truyện Hồ Chí Minh (nhà xuất bản Tân Hoa). Bà đã " báo cáo với tổ chức ”, đồng thời gửi mấy bức thư cho chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh là Hoàng Văn Hoan. Những bức thư ấy “ đều như đá chìm biển khơi (...) thậm chí chúng có được gửi ra khỏi Quảng Châu hay không là điều còn đáng hoài nghi ". Tuy nhiên, một cán bộ lãnh đạo Quảng Châu đã tới gặp Tăng Tuyết Minh, trao cho bà lá thư của bà Thái Sướng (một trong những người đã tới dự tiệc cưới năm 1926 cùng với bà Ðặng Dĩnh Siêu, vợ của Chu Ân Lai) " chứng thực Hồ Chí Minh chính là Lý Thuỵ cũng tức là chồng Tăng Tuyết Minh .

Bà Tăng Tuyết Minh đã công tác cho đến năm 1977 mới về hưu, sau 52 năm tận tuỵ với nghề nữ hộ sinh. Theo Hoàng Tranh, gia đình bà theo đạo Công giáo từ đời ông nội, và bà " thường xuyên đi lễ ở giáo đường ". Bà " có thói quen ăn uống đạm bạc, không dùng cá thịt ", cuộc sống " vô cùng giản dị ", " luôn vui vẻ giúp người "…

11 giờ 15 phút ngày 14 tháng 11 năm 1991, sau 86 năm trải qua con đường đầy lận đận long đong, tại nơi cư ngụ [687 đường Long Tân Ðông, Quảng Châu], cụ bà Tăng Tuyết Minh đã bình yên nhắm mắt, thanh thản trút hơi thở cuối cùng.