Wednesday, December 3, 2008

Tam Sa

Tam Sa

Tam Sa bao gồm các quần đảo Tây Sa, Hoàng Sa và Trường Sa, là tên của một đơn vị hành chánh cấp huyện được Quốc Vụ Viện Trung cộng thành lập ngày 2-12-2007. Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa vào tháng giêng năm 1974, khiến 58 binh sĩ QLVNCH anh dũng hy sinh.

Năm 1979, trong trận chiến biên giới, Trung cộng di dời nhiều cột mốc vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam, chiếm cứ nhiều cao điểm. Núi Đất thuộc huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang đã trở thành Lão Sơn của Trung cộng, Núi Bạc thuộc huyện Yên Minh, nay là giải Âm Sơn thuộc Trung cộng. Tại Lạng Sơn, các dãy 820, 636 thuộc xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định cũng đã thuộc về Trung cộng.

Tháng 2 năm 1988, Trung cộng xua chiến hạm đánh chiếm một số đảo của quần đảo Trường Sa, giết hại 74 bộ đội hải quân cộng sản. Cuối thập niên 1990, và cuối năm 2000, Trung cộng buộc CSVN ký kết những hiệp ước phân định biên giới trên bộ và trên biển, làm thiệt hại của Việt Nam nhiều vùng đất phiá bắc, và trên 11.000 cây số vuông trong vịnh Bắc Việt.

Bắc Kinh in lại bản đồ ghi rõ Hoàng Sa Trường Sa thuộc về Trung cộng. Hải quân Trung cộng ngang nhiên bắt giữ và giết hại ngư phủ Việt Nam, hăm dọa và xua đuổi những nhà thầu quốc tế ký hợp đồng với Việt Nam để thăm dò dầu khí. Việc thành lập Tam Sa chỉ là sự kết thúc của một giai đoạn, giai đoạn mà Trung cộng với sự tiếp tay của chư hầu CSVN (Phạm Văn Đồng bán nước từ thập niên 1950 với công hàm bán nước) đã làm chủ nhiều vùng lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam.

Thanh niên sinh viên trong nước đã đứng lên biểu tình chống Trung cộng trước cổng dinh thái thú Trung cộng tại Sài Gòn và Hà Nội, khi biết tin Trung cộng thành lập Tam Sa, những ngày 9 và 16 tháng 12-2007 đã trở thành những ngày lịch sử của tuổi trẻ Việt Nam, họ bất chấp sự đàn áp của công an. Việc bảo toàn lãnh thổ sẽ là bất khả khi Việt Nam còn bị cai trị bởi chế độ độc tài. Một chế độ độc tài như CSVN không thể huy động sức mạnh của toàn khối dân tộc để chống trả với ngoại xâm.

Sau ải Nam Quan, sau thác Bản Giốc, sau Hoàng Sa, Trường Sa, những địa danh nào sẽ từ từ biến mất trên bản đồ Việt Nam, Việt Nam phải đương đầu nguy cơ mất nước. Việc lên tiếng xác định chủ quyền là nỗ lực vô cùng quan trọng, khi nhà nước cộng sản vì khiếp nhược nên đã lặng câm. Họ còn tìm cách viện dẫn sai lạc những bài học lịch sử để che đậy cho thái độ khiếp nhược cố hữu.

No comments: